Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology) được phát triển bởi Venkatesh và cộng sự (2003) với mục đích kiểm tra sự chấp nhận và sử dụng công nghệ cách tiếp cận thống nhất hơn. Mô hình hợp nhất UTAUT được coi là mô hình kết hợp của 8 mô hình trước đó dựa trên quan điểm chung nhất là nghiên cứu sự chấp nhận của NSD về một hệ thống thông tin mới và cho kết quả giải thích cao hơn 8 mô hình đơn lẻ trước đây:

1.    Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action)

2.    Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model)

3.    Mô hình động cơ thúc đẩy MM (Motivation Model)

4.    Thuyết dự định hành vi TPB (Theory of Planned Behavior)

5.    Mô hình kết hợp C-TAM-TPB (A model combining TAM and TPB)

6.    Mô hình sử dụng máy tính cá nhân MPCU (Model of PC Utilization)

7.    Mô hình phổ biến sự đổi mới IDT (Innovation Diffusion Theory)

8.    Thuyết nhận thức xã hội SCT (Social Cognitive Theory)



Hình 2.5 Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Mô hình UTAUT bao gồm các thành phần chính như sau:

·   Hữu ích mong đợi (PE - Performance Expectancy) là mức độ một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp đạt được lợi ích trong hiệu suất công việc.

·   Dễ sử dụng mong đợi (EE - Effort Expectancy) là kỳ vọng nỗ lực, được định nghĩa như là mức độ cá nhân dễ dàng kết hợp với việc sử dụng các hệ thống.

·   Ảnh hưởng xã hội (SI - Social Influence) là mức độ một cá nhân cho rằng những cá nhân khác cũng tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới.

·   Điều kiện hỗ trợ (FC - Facilitating Conditions) là mức độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và được tổ chức tồn tại để hỗ trợ sử dụng hệ thống.  

·   Ý định hành vi (BI - Behavioral Intention) là mức độ NSD có ý định chấp nhận và sử dụng hệ thống và đây là nguyện vọng và mục tiêu cuối cùng.

Mô hình UTAUT còn giả thuyết cho rằng mối quan hệ giữa các hữu ích mong đợi (PE) và ý định hành vi (BI) được giả định chịu ảnh hưởng của giới tính và tuổi tác. Theo Ajzen (2002) thì ý định sử dụng là tiền đề của hành vi sử dụng. Thông qua các phán đoán dựa theo thuyết TAM, Turner, Kitchenham, Brereton, Charters, và Budgen (2010) nhận xét rằng các mối tương quan giữa Ý định sử dụng và Hành vi sử dụng là rất mạnh. Trong mô hình Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) cũng còn có các yếu tố như Giới tính, Tuổi, Kinh nghiệm, và Sự tình nguyện sử dụng cũng được xem như là các biến điều tiết mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình.

Như vây, có thể nói mô hình TAM trở thành nền tảng cơ bản cho các nghiên cứu về sau này trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi con người về lĩnh vực công nghệ. Nếu mô hình TAM2 là mô hình TAM mở rộng bằng cách tách chi tiết yếu tố Cảm nhận hữu ích thì Mô hình TAM3 là mô hình TAM2 mở rộng khi bổ sung thêm các cấu trúc mới cho yếu tố Cảm nhận dễ sử dụng. Như vậy, TAM3, TAM2 thực chất là mô hình TAM phân tách và đều dựa trên nền tảng của Thuyết hành động hợp lý TRA của Ajzen và Fishbein (1975).  Ngược lại, dựa trên Thuyết hành vi kế hoạch (Theory of Planning Behaviour - TPB) của Ajzen (1991) và Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989), Taylor và Todd (1995) đã xây dựng một Mô hình kết hợp TAM và TPB (C-TAM-TPB). Theo mô hình này, 3 yếu tố của Thuyết hành vi kế hoạch (TPB) là Thái độ (Attitude), Niềm tin quy chuẩn (Subjective Norm) Niềm tin kiểm soát (Perceived behavioral control) được phân tách thành 9 yếu tố thành phần, các yếu tố thành phẩn này tác động trực tiếp đến 03 yếu tố thành phần của Thuyết hành vi kế hoạch rồi từ đó mới tác động ý định hành vi của NSD. Năm 2003, thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) của Venkatesh và cộng sự (2003) ra đời bằng cách kết hợp của 8 mô hình đơn lẻ trước đó dựa trên quan điểm chung nhất là nghiên cứu sự chấp nhận của NSD về một hệ thống CNTT bất kỳ và cho kết quả giải thích cao hơn 8 mô hình trước đây. Do đó, trong đề tài nghiên cứu này, tác giả áp dụng thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) làm khung lý thuyết để phục vụ cho nghiên cứu về sự chấp nhận công nghệ của NSD đối với hệ thống ERP.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dashboard theo dõi dư nợ phải thu quá hạn của khách hàng trên Epicor

Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp (622) và chi phí sản xuất chung (627)