Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn ERP

Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Hình ảnh
Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ ( Unified Theory of Acceptance and Use of Technology ) được phát triển bởi Venkatesh và cộng sự (2003) với mục đích kiểm tra sự chấp nhận và sử dụng công nghệ cách tiếp cận thống nhất hơn. Mô hình hợp nhất UTAUT được coi là mô hình kết hợp của 8 mô hình trước đó dựa trên quan điểm chung nhất là nghiên cứu sự chấp nhận của NSD về một hệ thống thông tin mới và cho kết quả giải thích cao hơn 8 mô hình đơn lẻ trước đây: 1.     Thuyết hành động hợp lý TRA ( Theory of Reasoned Action ) 2.     Mô hình chấp nhận công nghệ TAM ( Technology Acceptance Model ) 3.     Mô hình động cơ thúc đẩy MM ( Motivation Model ) 4.     Thuyết dự định hành vi TPB ( Theory of Planned Behavior ) 5.     Mô hình kết hợp C-TAM-TPB ( A model combining TAM and TPB ) 6.     Mô hình sử dụng máy tính cá nhân MPCU ( Model of PC Utilization ) 7.     Mô ...

Mô hình kết hợp TAM và TPB (C-TAM-TPB)

Hình ảnh
Dựa trên Thuyết hành vi kế hoạch (còn gọi là Thuyết hành vi hoạch định - Theory of Planning Behaviour - TPB) của Ajzen (1991) và Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989), Taylor và Todd (1995) đã xây dựng một mô hình Thuyết hành vi kế hoạch phân tách ( Decomposed Theory of Planned Behavior - DTPB). Theo lý thuyết này, 3 yếu tố của Thuyết hành vi kế hoạch (TPB) là Thái độ ( Attitude ), Niềm tin quy chuẩn ( Subjective Norm ) và Niềm tin kiểm soát ( Perceived behavioral control ) được phân tách thành 9 yếu tố. Cụ thể: - Thái độ được phân tách thành: Cảm nhận hữu ích ( Perceived Usefullness ), Cảm nhận dễ sử dụng ( Perceived Ease of Use ) và Tính tương thích ( Compatibility ); - Niềm tin quy chuẩn/Chuẩn chủ quan ( Subjective Norm ) được phân tách thành: Ảnh hưởng từ bạn bè ( Peer Influence ) và Ảnh hưởng từ cấp trên ( Superior’s influence ). - Niềm tin kiểm soát/Cảm nhận kiểm soát hành vi ( Perceived behavioral control ) được phân tách thành: Sự tự tin ( Self-efficacy ), N...

Mô hình chấp nhận công nghệ TAM3

Hình ảnh
  Dựa trên mô hình TAM2, Venkatesh và Bala (2008) đề xuất một mô hình mới nâng cao – Mô hình chấp nhận công nghệ TAM3. Giống như mô hình chấp nhận công nghệ TAM2, trong mô hình TAM3 biến cảm nhận hữu ích cũng là biến trung gian và chịu tác động của các yếu tố như: Chuẩn chủ quan, Hình ảnh, Phù hợp với công việc, Chất lượng đầu ra, khả năng minh chứng kết quả và Cảm nhận dễ sử dụng.   Tuy nhiên, TAM3 có cách tiếp cận toàn diện hơn: một tập hợp các cấu trúc mới đã được bổ sung thêm, trong đó yếu tố cảm nhận dễ sử dụng (PEOU) được phân tách thành các yếu tố sau: - Tính hiệu quả của máy tính: Mức độ mà một cá nhân tin rằng mình có khả năng thực hiện một nhiệm vụ/công việc cụ thể bằng máy tính. - Nhận thức về điều khiển bên ngoài: Mức độ mà một cá nhân tin rằng các nguồn lực tổ chức và kỹ thuật có đủ để hỗ trợ việc sử dụng hệ thống. - Tính vui tươi: M ức độ tự phát nhận thức trong các tương tác với máy tính. - Lo lắng về máy tính: Mức độ e ngại hoặc thậm chí là sợ hãi của m...

Mô hình chấp nhận công nghệ TAM2

Hình ảnh
  Mô hình chấp nhận công nghệ TAM2 – mô hình mở rộng của TAM - có thêm vào các biến liên quan đến các ảnh hưởng xã hội, bao gồm: Chuẩn chủ quan, Sự tự nguyện và Hình ảnh; và các yếu tố liên quan đến nhận thức về phương tiện, bao gồm: Phù hợp với công việc, Chất lượng đầu ra, và Tính minh chứng của kết quả. Hình 2.2 trình bày Mô hình chấp nhận công nghệ TAM 2 của Venkatesh và Davis (2000). Hình 2.2 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM2 của Venkatesh và Davis (2000) Yếu tố cảm nhận hữu ích trong mô hình TAM ban đầu trở thành biến trung gian và chịu tác động bởi các biến: Chuẩn chủ quan, Hình ảnh, Phù hợp với công việc, Chất lượng đầu ra, Tính minh chứng kết quả và Cảm nhận dễ sử dụng. Từ đó, hai yếu tố chính là Cảm nhận hữu ích và cảm nhận dễ sử dụng mới tác động đến ý định hành vi của người sử dụng với đối với sự chấp nhận công nghệ. Bảng 2.1 bên đưới trình bày định nghĩa các yếu tố trong mô hình TAM2. Bảng 2.1 Định nghĩa các yếu tố trong mô hình TAM2 Các yếu tố ...

Mô hình chấp nhận công nghệ-TAM.

Hình ảnh
Dựa trên Thuyết hành động hợp lý TRA của Ajzen và Fishbein (1975), Davis (1989) đã giới thiệu mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) nhằm giải thích hành vi cá nhân đối với lĩnh vực CNTT. Trong mô hình TAM, Davis đưa vào thêm 2 biến mới là Cảm nhận hữu ích và Cảm nhận dễ sử dụng thay thế cho 2 biến là Thái độ và Chuẩn chủ quan trong mô hình TRA . Mô hình TAM trở thành nền tảng cơ bản cho các nghiên cứu về sau này trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi con người về lĩnh vực sử dụng CNTT. Hình 2.1 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis (1989) Venkatesh và cộng sự (2003) cùng Sun và Zhang (2006) cho rằng Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) có hai hạn chế nhất định, đó là: (1) Độ giải thích của mô hình không cao và (2) Mối tương quan giữa các yếu tố trong mô hình bị mâu thuẫn trong các nghiên cứu với lĩnh vực và đối tượng khác nhau dựa trên việc phân tích nghiên cứu từ 55 bài báo với hệ số phù hợp của mô hình (R 2 ) chỉ đạt trung bình 40% . Lee và cộng sự (2003) còn chỉ ra một nhược điểm c...

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận công nghệ ERP đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP là một gói phần mềm tích hợp đa chức năng gồm nhiều phân hệ chính như: tài chính kế toán, bán hàng, tiếp thị, phân phối quản trị quan hệ khách hàng, quản trị chuỗi cung ứng, quản lý nhân sự và quản trị sản xuất, v.v… ERP là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Enterprice Resource Planning , tạm dịch là Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp – một khái niệm được sử dụng tương đối phổ biến ở Việt Nam. Nguồn gốc của ERP bắt đầu từ Quy trình hoạch định nguyên vật liệu cho sản xuất MRP ( Material Requirement Planning ). Năm 1965, nó được mở rộng và phát triển thành MRP II (1975), và sau đó phát triển thành hệ thống ERP (2000). ERP tích hợp và tối ưu hóa theo thời gian thực bằng phần mềm và công nghệ được nhúng hệ thống với các tùy chọn mở - có thể tùy chỉnh tính năng/giải pháp theo nhu cầu sử dụng thực tế của từng ngành nghề/doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao năng suất và lợi thế cạnh tranh (Helo & Addo-Tenkorang, 2011).  Theo Báo cáo...