Sự khác nhau cơ bản giữa tính giá thành theo VAS và IAS
Sự khác nhau cơ bản giữa tính giá thành theo phương pháp của kế toán Việt Nam và kế toán nước ngoài (Standard Cost):
1. Theo kế toán Việt Nam (VAS):
Tổng Giá thành = Giá trị dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - giá trị dở dang cuối kỳ.
Giá thành đơn vị = Tổng giá thành/ số lượng sản phẩm hoàn thành.
Như vậy, theo công thức trên để tính được giá thành sản phẩm thì kế toán phải xác định được giá trị dở dang cuối kỳ bằng cách kiểm kê và đánh giá giá trị dở dang. Việc đánh giá giá trị dở dang có nhiều phương pháp như đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức, theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng.
Như vậy, để việc xác định giá trị dở dang chính xác thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố như:
- Mức độ chính xác khi kiểm kê, để thực hiện được việc kiểm kê chính xác một số trường hợp đòi hỏi phải tạm dừng sản xuất
- Phụ thuộc vào phương pháp đánh giá dở dang đang được áp dụng.
- Phù thuộc rất nhiều yếu tố con người và môi trường.
- Nếu giá trị dở dang xác định không chuẩn thì giá thành trong kỳ có thể bị sai và còn có thể dẫn đến sai tiếp ở kỳ sau.
- Cuối kỳ, sau khi chạy giá thành mới tính được giá xuất, giá vốn hàng bán trong kỳ, thông tin báo cáo quản trị bị phụ thuộc.
- Phương pháp tính giá bình quân gia quyền phức tạp, thông tin.
Do đó, việc tính giá thành theo phương pháp này có nhiều hạn chế và độ chính xác phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố bất định ở trên. Suy cho cùng cái mà chúng ta gọi là "giá thành thực tế" cũng chưa hẳn là thực tế vì chúng dựa trên sự xét đoán và đánh giá giá trị dở dang cuối kỳ. Nếu việc đánh giá giá trị dở dang có sai lệch thì giá thành thực tế cũng sai lệch. Trong khi việc đánh giá giá trị dở dang là một việc không hề dễ dàng trong thực tế sản xuất ở các ngành nghề.
2. Tính giá thành theo phương pháp standard Cost: theo phương pháp này giá thành dường như đã được xác định ngay khi xây dựng xong định mức kỹ thuật, hay nói cách khác khi xây dựng được Phương thức sản xuất (MOM) cho một sản phẩm, tức BOM (Bộ Định mức sản phẩm ) và BOO (Quy trình sản xuất) thì giá thành chuẩn của sản phẩm đã được xác định. ERP cung cấp một công cụ Roll up Cost để tính giá thành chuẩn (standard Costing) dựa trên MOM và giá nguyên liệu, vật tư, resource đầu vào. Giá thành standard là yếu tố đầu vào quan trọng trong công tác quản trị và hoạch định các chính sách. Việc tính giá thành sản phẩm theo standard cost giúp doanh nghiệp định hình được chính sách về giá và lợi nhuận biên sản phẩm. Phân tích chi tiết các yếu tố cấu thành trong giá thành và những điểm nghẽn trong chuyền sản xuất cho phép doanh nghiệp kiểm soát chi phí và đề ra hướng cải thiện tăng năng suất và năng lực cạnh tranh.
Tổng Giá thành = Giá trị dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - giá trị dở dang cuối kỳ.
Như vậy, trong công thức trên giá thành đã được xác định theo standard cost. Chi phí phát sinh trong kỳ cũng xác định được. Chi phí dở dang đầu kỳ đã có. Thay vì phải đi tính giá thành sản phẩm thì nhiệm vụ cuối kỳ của kế toán là tính giá trị dở dang cuối kỳ.
Còn Giá thành thực tế của sản phẩm? Giá thành thực tế chỉ tính được theo cụ thể theo từng JOB Order (lệnh sản xuất) khi nào Job Order hoàn thành thì mới tính được giá thành thực tế. Theo phương pháp này bạn không thể tính được giá thành thực tế của sản phẩm nếu Job đó chưa hoàn thành, nói đúng hơn là người ta không có nhu cầu phải tính giá thành thực tế nếu job đã chưa sản xuất xong. Đơn giản là họ không quan tâm. vì bất cứ lúc nào họ cũng đã có được giá thành standard ngay sau khi thiết kế sản phẩm xong cho mục đích quản trị.
Về mặt kiểm soát chí phí nhà quản trị quan tâm nhiều hơn đến mức độ biến thiên của Variance Cost =Actual Cost- Standard Cost.
Nhận xét:
- Phương pháp này khắc phục được các hạn chế của phương pháp tính giá thành của kế toán Việt Nam.
- Dễ dàng áp dụng và phần mềm hóa.
- Phương pháp tính giá này phục vụ tính quản trị cao, hiện đại.
Ví dụ:
1. Hướng dân Quy trình tính giá thành trong EPicor.
2. Sơ đồ hạch toán và lên báo cáo kết quả kinh doanh trong Epicor.
Xem file excel đính kèm
Tham khảo thêm về cách tính Variance
1. Theo kế toán Việt Nam (VAS):
Tổng Giá thành = Giá trị dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - giá trị dở dang cuối kỳ.
Giá thành đơn vị = Tổng giá thành/ số lượng sản phẩm hoàn thành.
Như vậy, theo công thức trên để tính được giá thành sản phẩm thì kế toán phải xác định được giá trị dở dang cuối kỳ bằng cách kiểm kê và đánh giá giá trị dở dang. Việc đánh giá giá trị dở dang có nhiều phương pháp như đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức, theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng.
Như vậy, để việc xác định giá trị dở dang chính xác thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố như:
- Mức độ chính xác khi kiểm kê, để thực hiện được việc kiểm kê chính xác một số trường hợp đòi hỏi phải tạm dừng sản xuất
- Phụ thuộc vào phương pháp đánh giá dở dang đang được áp dụng.
- Phù thuộc rất nhiều yếu tố con người và môi trường.
- Nếu giá trị dở dang xác định không chuẩn thì giá thành trong kỳ có thể bị sai và còn có thể dẫn đến sai tiếp ở kỳ sau.
- Cuối kỳ, sau khi chạy giá thành mới tính được giá xuất, giá vốn hàng bán trong kỳ, thông tin báo cáo quản trị bị phụ thuộc.
- Phương pháp tính giá bình quân gia quyền phức tạp, thông tin.
Do đó, việc tính giá thành theo phương pháp này có nhiều hạn chế và độ chính xác phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố bất định ở trên. Suy cho cùng cái mà chúng ta gọi là "giá thành thực tế" cũng chưa hẳn là thực tế vì chúng dựa trên sự xét đoán và đánh giá giá trị dở dang cuối kỳ. Nếu việc đánh giá giá trị dở dang có sai lệch thì giá thành thực tế cũng sai lệch. Trong khi việc đánh giá giá trị dở dang là một việc không hề dễ dàng trong thực tế sản xuất ở các ngành nghề.
2. Tính giá thành theo phương pháp standard Cost: theo phương pháp này giá thành dường như đã được xác định ngay khi xây dựng xong định mức kỹ thuật, hay nói cách khác khi xây dựng được Phương thức sản xuất (MOM) cho một sản phẩm, tức BOM (Bộ Định mức sản phẩm ) và BOO (Quy trình sản xuất) thì giá thành chuẩn của sản phẩm đã được xác định. ERP cung cấp một công cụ Roll up Cost để tính giá thành chuẩn (standard Costing) dựa trên MOM và giá nguyên liệu, vật tư, resource đầu vào. Giá thành standard là yếu tố đầu vào quan trọng trong công tác quản trị và hoạch định các chính sách. Việc tính giá thành sản phẩm theo standard cost giúp doanh nghiệp định hình được chính sách về giá và lợi nhuận biên sản phẩm. Phân tích chi tiết các yếu tố cấu thành trong giá thành và những điểm nghẽn trong chuyền sản xuất cho phép doanh nghiệp kiểm soát chi phí và đề ra hướng cải thiện tăng năng suất và năng lực cạnh tranh.
Tổng Giá thành = Giá trị dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - giá trị dở dang cuối kỳ.
Như vậy, trong công thức trên giá thành đã được xác định theo standard cost. Chi phí phát sinh trong kỳ cũng xác định được. Chi phí dở dang đầu kỳ đã có. Thay vì phải đi tính giá thành sản phẩm thì nhiệm vụ cuối kỳ của kế toán là tính giá trị dở dang cuối kỳ.
Còn Giá thành thực tế của sản phẩm? Giá thành thực tế chỉ tính được theo cụ thể theo từng JOB Order (lệnh sản xuất) khi nào Job Order hoàn thành thì mới tính được giá thành thực tế. Theo phương pháp này bạn không thể tính được giá thành thực tế của sản phẩm nếu Job đó chưa hoàn thành, nói đúng hơn là người ta không có nhu cầu phải tính giá thành thực tế nếu job đã chưa sản xuất xong. Đơn giản là họ không quan tâm. vì bất cứ lúc nào họ cũng đã có được giá thành standard ngay sau khi thiết kế sản phẩm xong cho mục đích quản trị.
Về mặt kiểm soát chí phí nhà quản trị quan tâm nhiều hơn đến mức độ biến thiên của Variance Cost =Actual Cost- Standard Cost.
Nhận xét:
- Phương pháp này khắc phục được các hạn chế của phương pháp tính giá thành của kế toán Việt Nam.
- Dễ dàng áp dụng và phần mềm hóa.
- Phương pháp tính giá này phục vụ tính quản trị cao, hiện đại.
Ví dụ:
1. Hướng dân Quy trình tính giá thành trong EPicor.
2. Sơ đồ hạch toán và lên báo cáo kết quả kinh doanh trong Epicor.
Xem file excel đính kèm
Tham khảo thêm về cách tính Variance
Nhận xét
Đăng nhận xét