Sự khác nhau giữa mục tiêu và mục đích

 Trong lĩnh vực kinh doanh, học tập hay cả trong cuộc sống thường ngày, hầu hết chúng ta vẫn luôn hướng tới một cái gì đó và hành động. “Cái gì đó” được gọi là “mục tiêu” hoặc “mục đích”, nhưng liệu mọi người có ý thức được sự khác nhau giữa mục tiêu và mục đích hay không?

Nhìn sơ qua, mục tiêu và mục đích có vẻ giống nhau, nhưng nếu tìm hiểu ý nghĩa thực sự thì lại hoàn toàn khác nhau. Đặc biệt, nếu không phân biệt rạch ròi sự khác nhau giữa chúng thì chúng ta sẽ không thể thu được kết quả như mong muốn.

image (294).png

Vậy, Mục đích khác mục tiêu như thế nào? Trước khi vào khái niệm, chúng ta xem ví dụ minh họa sau:

Có 3 người thợ xây đang xây một bức tường lớn dưới ánh nắng mặt trời gay gắt, người khách qua đường ghé hỏi thăm: “Các Bác đang làm gì đấy?”

- Người thợ thứ nhất trả lời gắt gỏng: Tôi đang cực khổ trét hồ để góp từng viên gạch chứ còn làm gì nữa?

- Người thợ thứ hai điềm tĩnh hơn: Tôi đang xây một bức tường.

- Người thợ thứ ba trả lời với giọng rất tự hào và hãnh diện: Chúng tôi đang xây một công trình vĩ đại, đây là một tòa Thánh đường lớn có thể cứu giúp rất nhiều người.

Từ ví dụ trên, có sự khác biệt trong hành động và suy nghĩ của 3 người thợ xây. Chỉ có người thứ ba là nắm rõ mục đích công việc Anh ấy đang làm, chính vì thế anh ấy cảm thấy rất có động lực trong công việc. Như vậy, mục đích là gì?

2.1. Khái niệm “mục đích”

Là mô tả cái đích cuối cùng sẽ đạt được. Nếu làm việc có mục đích, ta sẽ biết được mình đang cố gắng để đạt được cái gì, vì thế mình có động lực trong công việc và cố gắng đạt được nó.

Mục đích đại diện cho một tương lai mà chúng ta mong muốn xảy ra và nó đóng vai trò là tâm điểm dẫn đến nơi chúng ta muốn đến trong công việc, cuộc sống.

          Có 3 lý do phải có mục đích trong công việc:

- Giúp định hướng hành vi và suy nghĩ cho cả nhóm: Bất kỳ một tổ chức, hay nhóm làm việc nào cũng phải xác định mục đích cho công việc của mình, ví dụ minh họa. Mục đích giúp định hướng hành vi và suy nghĩ của cả nhóm. Khi không có mục đích, từng thành viên trong nhóm sẽ hành động theo những hướng khác nhau, nhưng khi có mục đích rõ ràng, từng người một sẽ ý thức công việc mình đang làm là có ý nghĩa cho công việc chung và hướng về cùng một hướng.

- Giúp tập trung nguồn lực: Nguồn lực luôn là thứ hữu hạn, có thể là giới hạn về con người, tài chính hay về thiết bị. Do vậy, khi làm bất kì công việc nào, cần lựa chọn nên tập trung nguồn lực vào công việc nào để đạt được hiệu quả tối đa. Nếu làm việc không có mục đích, chúng ta sẽ phân tán nguồn lực cho những việc không cần thiết, còn nếu làm việc có mục đích, chúng ta sẽ tập trung nguồn lực để đạt được mục đích đề ra; do đó, mục đích giúp chúng ta tập trung nguồn lực để đạt được hiệu quả tối đa.

- Mục đích sẽ giúp tạo động lực cho thành viên trong nhóm: Nếu các thành viên trong nhóm nắm được mục đích công việc đang làm và mục đích đó có ý nghĩa, các thành viên sẽ có động lực cao, vượt qua khó khăn, cùng với tổ chức đạt được mục đích chung. Khi mọi người hiểu rõ mục đích công việc, sẽ cùng nhìn về một hướng, tập trung nguồn lực, làm việc có hứng thú, để từ đó đạt được hiệu quả công việc tối đa; vì vậy, hãy luôn tự hỏi mục đích công việc tôi đang làm là gì?

2.2. Nếu có mục đích thôi thì có ổn không? Vì sao phải thiết lập mục tiêu?

Nêu ví dụ cụ thể: Mục đích là tăng doanh thu cho công ty, khi đó các phòng ban đều nỗ lực để đạt được mục đích này, nhưng tăng doanh thu bao nhiêu để đạt được mục đích? 10 tỷ hay 50 tỷ? Nếu không nhìn thấy thước đo rõ ràng này, các thành viên trong công ty sẽ giảm nỗ lực khi không thấy điểm đến. Do vậy, có mục đích thôi chưa đủ, mà phải có thước đo để biết khi nào đã đạt được mục đích. Vì vậy cần phải có mục tiêu. Vậy mục tiêu là gì?

2.3. Khái niệm “mục tiêu”

Mục tiêu là thước đo sự thành công của mục đích, vì vậy mục tiêu được đặt ra phải đạt được tiêu chí bao gồm các nội dung: cụ thể, dễ hiểu; đo lường được; có tính khả thi; liên quan mục đích; và có khung thời gian.

Ví dụ minh họa mục đích và mục tiêu.

- Mục đích nâng cao mức sống trung bình cho người dân. Mục tiêu thu nhập bình quân đầu người/tháng sẽ là 15 triệu đồng trong năm 2030.

- Mục đích là trở thành công ty đứng đầu cả nước. Mục tiêu là chiếm 25% thị phần cả nước.

- Mục đích là tăng doanh thu. Mục tiêu là đạt được 1.000 tỷ đồng vào năm 2025.

- Mục đích là nâng cao độ nhận biết của thương hiệu. Mục tiêu là tỉ lệ nhận biết thương hiệu đạt 40%.

Đối với mỗi mục đích bất kỳ, bạn có thể có nhiều mục tiêu. Có thể và nên có nhiều mục tiêu cho một mục đích. Các mục tiêu có thể đóng vai trò là các chỉ số cho bạn biết rằng bạn đang đi đúng đường để đạt được mục đích của mình.

Vì sao cần phải thiết lập mục tiêu? Có 3 lý do:

- Giúp chúng ta ước tính quy mô nguồn lực: Khi mục tiêu được đưa ra, chúng ta biết sẽ cần phải chuẩn bị bao nhiêu nguồn lực để có thể đạt được mục tiêu này. Ví dụ: khi đặt mục tiêu tăng thêm doanh thu 10 tỷ, công ty chỉ cần nguồn lực nhỏ. Nhưng nếu đặt mục tiêu tăng doanh thu 50 tỷ, thì nguồn lực cũng phải tăng tương ứng.

- Giúp chúng ta ước tính thời gian cần thực hiện: Khi có mục tiêu cụ thể, ta có thể ước tính thời gian cần thiết để đạt được mục tiêu là khi nào? Cần 2 năm để tăng doanh thu lên 10 tỷ, cần 5 năm để tăng doanh thu lên 50 tỷ?

- Giúp chúng ta cải tiến nghiệp vụ: Thực tế bất cứ công việc gì khi thực hiện phải đo lường được, mới cải tiến được. Nếu thiết lập mục tiêu một cách rõ ràng, sau khi thực hiện công việc, chúng ta có thể phân tích nguyên nhân vì sao ĐẠT hay KHÔNG ĐẠT mục tiêu kỳ vọng. Từ đó, chúng ta có thể đúc kết kinh nghiệm cho những lần tiếp theo, cải tiến để đạt được mục tiêu đề ra. Nếu không có mục tiêu, sẽ không có chuẩn để so sánh xem làm tốt hay không tốt, khi đó chúng ta không có lý do gì để cải tiến.

image (290).png
  

Như vậy, chúng ta đã xác định rõ MỤC ĐÍCH và MỤC TIÊU. Cả MỤC ĐÍCH và MỤC TIÊU đều cần thiết trong công việc, bởi vì mục đích cho chúng ta biết cái đích cần tiến đến, còn mục tiêu cho biết thước đo cụ thể để đánh giá xem chúng ta đã đạt mục đích hay chưa.

2.4. Sự khác biệt giữa mục đích và mục tiêu

image (291).png
  

image (292).png
  

4. Kết luận

Nhiệm vụ của nhà quản trị là cần giải thích cho nhân viên hiểu rõ mục địch của tổ chức và đưa ra mục tiêu cụ thể, có thể lượng hóa và đo lường. Để do lường kết quả của tổ chức người ta thường dùng đến các công như KPI (Key performance indicator), OKR(Objects Key Results), OLE,... quản trị mục tiêu. Mục tiêu cần phải cụ thể và có tính khả thi, được sắp đặt theo thứ tự ưu tiên và lượng hóa thành những con số. Có 3 loại mục tiêu:  Càng cao càng tốt, Càng thấp càng tốt, Đạt hoặc không đạt. Khi đặt mục tiêu cần chỉ định rõ cấp mục tiêu: cấp cá nhân, phòng ban, công ty, hoặc tổng công ty...? Cần xây dựng chi tiêu cụ thể và xác định ngưỡng tối đa, tối thiểu cho từng mục tiêu, cũng như xác định phương pháp tổng kết điểm từ cấp thấp lên cấp cao hơn.

Tham khảo thêm cách thức xây dựng mục tiêu: https://tamvie.blogspot.com/2020/09/nhung-van-e-lien-quan-en-xay-dung-muc.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dashboard theo dõi dư nợ phải thu quá hạn của khách hàng trên Epicor

Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp (622) và chi phí sản xuất chung (627)