Cách xây dựng Labor Rate phục vụ cho tính giá thành standard cost trong Epicor

Cách hệ thống tinh Job cost và Variance trong Job

Product group và Part Class là gì?
Phương pháp tính giá bán và giá vốn công đoạn lắp ráp
Một số thông tin và khái niệm về công suất và hiệu suất máy
Sự khác nhau cơ bản giữa tính giá thành theo phương pháp của kế toán Việt Nam và kế toán nước ngoài (Standard Cost):

Labor rate là đơn giá lao động bình quân ước tính của người lao động trực tiếp sản xuất, thông thường người ta dựa vào mức lương chi trả, tỷ lệ đóng bảo hiểm và các khoản chi phí ước tính khác để tính ra mức chi phí lương bình quân cho từng lao động và thời gian lao động bình quân trong năm đẻ tính ra đơn giá lao đông trên giờ.
Một số lưu ý khi tính Labor Rate:
- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: lương, các khoản chi phí Bảo hiểm xã hội, y tế theo lương và công đoàn và lương tháng 13…và khoản chi phí khác cho người lao động trực tiếp như tiền ăn trưa, giữa ca, phụ cấp….
- Nên đánh giá và phân loại nhân viên trực tiếp sản xuất theo từng nhóm để tính đơn giá bình quân.
- Để phân tích biến động và hiệu quả sử dụng lao động nên cố định Labor Rate trong một năm.

1/ Estimate Labor Cost
Ví dụ :
Giả sử thời gian bình quân làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất là = 12h/ngày *26 ngày/ tháng =312 giờ/ tháng. Có thể lấy mức bình quân là 300 giờ/tháng. Giả sử, mức lương nhân viên A là 5tr/tháng, nhân viên B là 6tr/ tháng.



--> Chi phí lao động bình quân ước tính (Est.Labor Cost) là: 14,575,000 đồng.
Như vậy, đơn giá lao động bình quân ước tính Labor rate của nhân viên A và nhân viên B lần lượt là  22,083 đồng/ giờ và 26,500 đồng/ giờ.

2/ Actual Labor Cost:  là tổng chi phí lương và các khoản phải trả theo lương thực tế phải trả cho người lao động trực tiếp trong kỳ
Tổng chi phí nhân công trực tiếp (Real Labor Cost) phát sinh trong tháng 10/2017 là (dựa trên số liệu bảng thanh toán lương tháng):
- Nhân viên A:           7,100,000 đồng (đã bao gồm chi phí BHXH, YT, CĐ, Lương Tháng 13, ...)
- Nhân viên B:           7,950,000 đồng (đã bao gồm chi phí BHXH, YT, CĐ, Lương Tháng 13, ...)
--> Chi phí nhân công thực tế phải trả (Actual Labor Cost) là: 15,050,000 đồng.

3/ Applied Labor Cost: là tổng chi phí nhân công sử dụng thực tế trong sản xuất trong kỳ, bằng tổng giờ công thực tế nhân với đơn giá lao động bình quân ước tính Labor Rate của lao động trực tiếp.
Giả sử, giờ công thực tế  của nhân viên A và B làm việc trong tháng 10/2017 như sau:
Direct labor Cost: Giờ công lao động cost trực tiếp vào JOB (Dựa trên khai báo MES)
  Job 1: Part A
  Nhân viên A:    LaborCost = Act.Hour x LaborRate=     320 giờ x 22,083 đồng/giờ =      7,066,667 đồng
  Job 2 : Part B
  Nhân viên B:    LaborCost = Act.Hour x LaborRate =   300 giờ  x 26,500 đồng/giờ =     7,950,000 đồng
--> Tổng thời gian lao động Direct labor Cost: 15,016,667 đồng
Indirect labor Cost: Thời gian làm việc bên ngoài JOB tức làm công việc không liên quan trực tiếp đến Job (cũng dựa trên khai báo MES nhưng không log in vào Job nào cả)          
Nhân viên A:    22,083 đồng/giờ  x  7.5 giờ  = 165,625 đồng
Nhân viên B:    26,500 đồng/giờ  x 12.0 giờ = 318,000 đồng
-->Tổng thời gian lao động Indirect labor cost:    483,625 đồng

--> Tổng chi phí nhân công trong sản xuất (Applied Labor Cost= Direct labor Cost + Indirect Labor Cost) là: 15,016,667 đồng + 483,625 đồng = 15,500,292 đồng

Phân tích biến động chi phí nhân công giữa Tổng chi phí lao động bình quân ước tính, tổng chi phí nhân công thực tế phải trả và chi phí nhân công sử dụng trong sản xuất:


Chênh lệch giữa Chi phí nhân công thực tế phải trả (Actual Labor Cost) với Chi phí lao động bình quân ước tính (Est.Labor Cost) thể hiện mức biến động cơ học giữa chi phí thực tế và ước tính. Nguyên nhân biến động này có thể có các nguyên nhân sau:
- Mức lương ở thời điểm ước tính và thời điểm phải trả khác nhau (có tăng hoặc giảm lương trong kỳ).
- Hoặc cơ cấu giờ công tăng ca, nghỉ phép khác nhau giữa thời điểm ước tính và thời điểm phải trả.
- Hoặc thời gian làm việc lúc ước tính và thực tế chi trả lương khác nhau.

Sự chênh lệnh này cơ bản chi phản ảnh có sự khác biệt về tổng chi phí nhân công trực tiếp lúc ước tính và lúc phải trả có sự khác biệt. Nó phản ảnh biến động tổng quát về chi phí nhân công. Nếu chênh lệch giữa Tổng chi phí Actual Labor Cost và Tổng chi phí Est.Labor Cost lớn và kéo dài qua nhiều kỳ thì cần xem xét điều chỉnh lại đơn giá Labor Rate cho phù hợp. Theo ví dụ trên thì chi phi nhân công thực tế phát sinh trong tháng 10/2017 tăng  14,575,000 đồng - 15,050,000 đồng = 475,000 đồng so với tổng chi phí nhân công đã ước tính dùng để xây dựng Labor rate.

Chênh lệch giữa Chi phí nhân công thực tế phải trả (Actual Labor Cost) với Chi phí lao động trực tiếp cost vào Job (Applied Labor Cost): Phản ánh hiệu suất sử dụng nguồn lực lao động giữa chi phí thực tế phải trả với chi phí nhân công được sử dụng thực tế trong sản xuất (bao gồm cả chi phí trực tiếp vào JOB và chi phí không trực tiếp vào Job).
Applied Labor Cost- Actual  Labor Cost : lớn hơn 0, cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn lực tốt. Nếu hiệu số này âm cho thấy hiệu suất nguồn lực lao động kém.
Nguyên nhân chênh lệch có thể do các lý do sau:
- Khi sản xuất tăng, thời gian tăng ca nhiều hơn, đơn giá lương tăng phải trả cao hơn mức đơn giá bình quân khi tính Labor Rate, hoặc ngược lại chi phí lương tăng ca giảm nhiều hơn mức giảm của tổng thời gian làm việc.
- Hoặc khi sản lượng sản xuất giảm, chi phí lương vẫn phải trả theo ngày công nhưng cường độ lao động giảm, thời gian gián đoạn trong sản xuất tăng.
- Hoặc lao động nghỉ phép, nghỉ ốm, ..... không có thời gian làm việc thực tế trong sản xuất .......nhưng vẫn phải trả lương.
- Một số lao động kỹ thuật/ quản lý làm việc trực tiếp trong Job làm thêm giờ nhưng trả lương khoán không tính lương tăng ca.

Theo ví dụ này: hiệu quả sử dụng nguồn lực là 15,500,292 -  15,050,000   =  450,292 đồng. Kết quả cho thấy hiệu suất sử dụng lao động đạt hiệu quả trong tháng 10/2017. Nhưng chi phí thực tế phải trả trong tháng 10-2017 cũng nhiều hơn so với chi phí nhân công ước tính trước đó là 475,000 đồng.

Như vậy, qua phương pháp tính giá Labor Rate và phân tích 3 yếu tố: 1/ Estimate Labor Cost 2/ Actual Labor Cost và 3/ Applied Labor Cost sẽ cho thấy bức tranh tổng quát tổng chi phí lương và hiệu suất sử dụng lao động.

Nhận xét

  1. Kế toán tổng hợp lưu ý 3 khái niệm này:
    1/ Estimate Labor Cost: ---> Ước tính ra: Labor Rate
    2/ Actual Labor Cost: dựa vào số thực tế phát sinh (Tài khoản 622)
    3/ Applied Labor Cost: =Labor Rate x Lbr Act.Hour (Tài khoản 6229)

    Efficency labor = Actual Labor Cost- Applied Labor Cost
    *** Chi phí nhân công trống = Applied Labor Cost - Estimate Labor Cost
    *** Chi phí tăng Labor do cơ học =Actual Labor Cost- Estimate Labor Cost
    Tương tự,
    1/ Estimate Burden Cost: ---> Ước tính ra: Burden Rate
    2/ Actual Burden Cost: dựa vào số thực tế phát sinh (Tài khoản 627)
    3/ Applied Burden Cost: =Burden Rate x Bur Act.Hour (Tài khoản 6279)

    Efficency Burden = Actual Burden Cost- Applied Burden Cost
    *** Chi phí Burden trống = Applied Burden Cost - Estimate Burden Cost
    *** Chi phí tăng Burden do cơ học = Actual Burden Cost- Estimate Burden Cost

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dashboard theo dõi dư nợ phải thu quá hạn của khách hàng trên Epicor

Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp (622) và chi phí sản xuất chung (627)