Một số thông tin và khái niệm về công suất và hiệu suất máy

Product group và Part Class là gì?

Phương pháp tính giá bán và giá vốn công đoạn lắp ráp

I.  CÔNG SUẤT MÁY

1.      Công suất thiết kế của máy.(100%)      : thời gian tối đa mà máy có thể chạy trong tháng     : 30 ngày x 24 h/ngày = 720 giờ/ tháng

2.      Công suất tính toán của máy                : bằng thời gian máy chạy theo lý thuyết- trừ đi thời gian bảo trì, sửa chữa: : 26 ngày x 23 h/ngày = 598 giờ/ tháng

3.      Công suất thực tế của máy                   : Thời thực tế máy chạy trong tháng.

II.  HIỆU SUẤT MÁY: tạm hiểu là phần trăm (%) của số lượng sản phẩm sản xuất thực tế/ sản lượng sản xuất theo lý thuyết hoặc là phần trăm % Thời gian thực tế sản xuất Sản phẩm đó/Thời gian lý thuyết để làm ra SP đó (standand hour)

Như vậy, để phân tích hiệu quản sản xuất theo máy ta phải quan tâm đến cả hai yếu tố: công suất máy và hiệu suất sử dụng máy.

Công suất thực tế của máy có thể phụ thuộc vào các yếu tố sau:

-       Số lượng đơn hàng sản xuất. Ví dụ: nếu đơn hàng giảm thì công suất thực tế của máy không thể đạt tối đa được

-       Thời gian bảo trì, sữa chữa máy: trong thời gian sửa chữa, bảo trì: máy buộc phải dừng--> công suất thực tế sẽ giảm.

-       Thời gian điều chỉnh, setup máy, thời gian down-time

Hiệu suất máy phụ thuộc vào các yếu tố:

-       Chu kỳ sản phẩm đang chạy trên máy đó

-       Tính ổn định của máy trong suất quá trình sản xuất: ví dụ đơn hàng nhỏ lẻ, lên xuống khuôn liên tục thì công suất máy cũng giảm và hiệu suất sản xuất cũng của máy giảm.

-       Số cavities thực tế đang chạy và cavities theo standard: ví dụ nếu khuôn có 8 cavities nhưng thực tế chỉ chạy có 4 cavities thì hiệu máy chắc chắc sẽ giảm.

Cụ thể, nếu máy chạy hết công suất tính toán là 598 giờ/tháng, chúng ta đánh giá là tốt thì chưa đủ mà cần xem xét thêm hiệu suất thực tế sử dụng máy. Hiệu suất sử dụng máy- Tức là: xem xét thời gian chạy như vậy sản lượng làm ra có đạt được theo lý thuyết (standand) hay không.

Bởi vì nhiều khi trong tháng máy chỉ khoảng 300 giờ: về mặc công suất mới chỉ đạt được 50% do không có đơn hàng, nhưng có thể về hiệu suất thi máy đã được tối ưu hóa. Ví dụ: theo lý thuyết thì với 300h chúng ta chỉ sản xuất ra được 500 sp chẳng hạn nhưng thực tế máy đã chạy ra được 600 SP.--> hiệu suất rất tốt

Giả sử  Máy M.No.6(150T)- Fanuc, đơn giá máy một giờ là 106,344đồng/ giờ, theo lý thuyết thì nếu chạy part IE-M4-CAP của KH Figla thì được 600 sp/ giờ. Giả sử thời gian máy chạy trong tháng là 1h, Nhưng thực tế máy chạy ra chỉ được 500sp.

--> Hiệu suất máy (%) chỉ đạt 500/600= 83%

-       Số giờ standard cần thiết để chạy ra 500 sp là: 500/600=0,83h

-       Số giờ thực tế máy chạy 1h         

Chi phí hiệu suất sử dùng máy trong tháng = (thời gian máy chạy thực tế- thời gian lý thuyết cần thiết để chạy ra sản phẩm) x đơn giá máy=(1h-0.83h)x 106,344= 18,076 đồng

Như đã thông tin, Để phân tích các yếu tố này anh chị có thể truy xuất dashboard trên Epicor: “PATC-Resource Analysic tracker” để tracking thông tin theo các tiêu chí.

Để làm rõ thông tin, chúng ta cùng xem ví dụ cụ thể về công suất và hiệu suất một một máy. Trong trường hợp này Tâm lấy ví dụ là Máy Fanuc số 6 (150T)  thuộc nhà máy CT3 trong tháng 05/2015 này.

Máy M.No.6(150T)- Fanuc, đơn giá máy một giờ là 106,344 đồng/ giờ

+ Tổng thời gian chạy máy trong tháng 05.2015

1. Theo MMS là                488 giờ (Số liệu link với phần mềm của Osstech)

2. Theo MES là                 430 giờ (số liệu này lấy theo thời gian lock in va lock out của từng nhân viên log vào làm JOB trên máy M.No.6(150T)- Fanuc

3.Theo standard là            288 giờ  (tính toán dựa trên thời gian standard để sản xuất ra thành phẩm ***)


  

(***) thời gian standard để sản xuất ra thành phẩm (giờ) = số lượng từng SP sản xuất được trên máy đó (Cái) / số lượng định mức mà số có thể chạy trong một giờ.

Ví dụ : ngày 05/06/2015 có 02 công nhân login vào máy 06, dựa trên thời gian login đó sẽ tính ra được số giờ máy chạy theo MES là 21.53 giờ (hay còn gọi là thời gian thực tế máy chạy theo MES)


  

Tổng sản lượng và mã sản phẩm cụ thể mà máy 6 chạy ra trong thời gian trên là:  (1840 + 1360) cái  (part : IE-M4-CAP của KH Figla)

Như vậy, dựa trên số lượng sản phẩm sản xuất được và thời gian định mức để chạy sản phẩm, ta sẽ tính được thời gian standard để chạy ra sản phẩm.

Tổng thời gian standard mà máy số 6 cần chạy chỉ là 5.34 giờ=  3.07 giờ (1840sp/ 600sp/h) + 2.27giờ (1360sp/600sp/h)

Kết luận: thời gian sản xuất theo thực tế theo MES đang lớn hơn thời gian định mức của sản phẩm đó-> chi phí VAR của JOB sẽ cao hơn định mức.

Tổng hợp tất cả các sản phẩm chạy trên máy 06 trong toàn bộ tháng 05/2015 ta sẽ tính được tổng số giờ standard và số giờ thực tế chạy của máy đó. (***)


  

  


Máy M.No.6(150T)- Fanuc

+ Tổng thời gian chạy máy trong tháng 05.2015

1. Theo MMS là                488 giờ (Số liệu link với phần mềm của Osstech)

2. Theo MES là                 430 giờ (số liệu này lấy theo thời gian lock in va lock out của từng nhân viên log vào làm JOB trên máy M.No.6(150T)- Fanuc

3.Theo standard là            288 giờ  (tính toán dựa trên thời gian standard để sản xuất ra thành phẩm ***)

Quay lại nội dung ở trên thì ta thấy máy fanuc số 6 đã chạy thực tế là 488 giờ, nhưng MES chỉ ghi nhận được 430 giờ (ít hơn 58 giờ có thể là do người công nhân clock in va clock out chưa chính xác hoặc lý do khác). Tuy nhiên, với số liệu đó thì chi phí đang ghi nhận vào JOB bị thiếu khoản 58giờ*106,344đồng/giờ = tương đương 6,167,372đồng).

Nếu xét về công suất máy thì trong tháng 05/2015 máy 06 mới chỉ đạt 71% công suất.

Nếu xét về hiệu suất, với định mức lý thuyết thì để chạy ra sản lượng như vậy chỉ cần chạy trong 288 giờ nhưng thực tế máy đã chạy là 430 giờ-> hiệu suất chạy máy chỉ đặt là 49%

Trên đây là ví dụ cụ thể mà anh chị có thể tham khảo để nắm rõ hơn vì công suất máy thực tế, công suất máy tính toán, và hiệu suất sử dụng máy.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dashboard theo dõi dư nợ phải thu quá hạn của khách hàng trên Epicor

Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp (622) và chi phí sản xuất chung (627)