Mô phỏng về cách tính giá xuất kho và tính giá thành theo VAS
Phương pháp tính giá xuất theo Standard
Mô phỏng cách tính MFG-VAR trong Epicor
Hướng dẫn xử lý lỗi Job đã đóng (Wip cleared) nhưng vẫn còn số dư
Hướng dẫn kiểm tra variance trên Epicor
Cách hệ thống tính Job cost và Variance trong Job.
So sánh phương pháp Standard Cost và phương pháp tính giá thành theo VAS
Mô phỏng về cách tính giá xuất kho và tính giá thành theo sản phẩm theo kế toán Việt Nam (Hầu hết được các doanh nghiệp VN đang áp dụng).
1. Phương pháp tính giá xuất kho: Theo kế toán việt nam thì giá xuất kho thông thường được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Lưu ý: phương pháp tính giá xuất kho và phương pháp quản lý việc xuất kho là hai vấn đề khác nhau. Ví dụ: về quản lý xuất kho có thể theo phương pháp nhập trước xuất (FIFO) nhưng phương pháp tính giá xuất kho có thể theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Tức là khi quản lý xuất kho vật lý bộ phận kho có thể áp dụng phương pháp hàng nào vào trước thì xuất trước hàng nào vào sau thì xuất sau (FIFO) nhưng khi tính giá xuất kho trên hệ thống thì áp dụng các tình bình quân gia quyền cuối kỳ. Vì nếu tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO thì khi xuất kho hệ thống bắt buộc người dụng phải chỉ định phiếu nhập trước đó và sẽ tính giá xuất ngay tại thời điểm xuất kho. Đồng thời, khóa lại thông tin phiếu nhập kho để đảm bảo toàn vẹn dữ liệu --> do đó, trong thực tế hầu hết các doanh nghiệp đủ khả năng để áp dụng phương pháp tính giá xuất kho FIFO này.
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp tính giá xuất kho theo bình quân gia quyền cuối kỳ là:
1. Giá xuất kho được tính vào cuối kỳ.
2. Tại thời điểm xuất kho, phiếu xuất sẽ không có giá.
3. Khi cuối kỳ, kế toán chạy giá xuất kho xong thì hệ thống sẽ update lại đơn giá và giá trị cho phiếu xuất kho.
4. Công thức tính giá như sau:
Đơn giá xuất kho=(Giá trị tồn đầu kỳ+ Tổng Giá trị nhập trong kỳ)/ (Số lượng đầu kỳ+ Nhập trong kỳ)
Về mặt thuật toán: nếu tính giá xuất kho tháng 1 thì lấy theo công thức trên, nếu sang tháng 2 thì vẫn lấy đầu kỳ như tháng 01 và cộng phát sinh nhập cả tháng 01 và tháng 2 để tính tiếp. Không tính lại tồn của tháng 1 chuyển sang
2. Phương pháp tính Giá thành: Cát Thái do xuất kho nguyên vật liệu đã chỉ định trực tiếp cho từng sản phẩm tương ứng nên không cần khai báo định mức sản phẩm khi tính giá thành. Quy trình tính giá thành áp dụng phương pháp tính phân bước theo từng công đoạn:
Ví dụ: Nhựa ->BTP Trộn--> BTP Ép Nhựa--> Lắp ráp
+ Đối với công ty Cát Thái, đối tượng tính giá thành là: Từng sản phẩm.
+ Đối tượng tập hợp chi phí (Kỳ sản xuất): XayTron, TaoHat, EpNhua, SonIn, LapRap
+ Giá thành sản phẩm bao gồm 3 thành phần sau:
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (621): Thường phân bổ theo các tiêu thức phân bổ theo bộ định mức (BOM), phân bổ trực tiếp, phân bổ theo bộ hệ số, ...
Đối với CT: khi xuất nguyên liệu ra đã chỉ định trực tiếp là cho từng Job và từng sản phẩm nên phương pháp phân bổ là phân bổ trực tiếp
2. Chi phí nhân công trực tiếp (622): thường được phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu, theo bộ hệ số, ...
Đối với CT: sử dụng bộ hệ số và lấy giá bán làm bộ hệ số để phân bổ
3. Chi phí sản xuất chung (627): thường được phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu, theo bộ hệ số, ...
Đối với CT: sử dụng bộ hệ số và lấy giá bán làm bộ hệ số để phân bổ
+ Phương pháp xác định giá trị dở dang cuối kỳ: cuối tháng, nhập thống kê bán thành phẩm cuối kỳ ở 2 dạng: Sản phẩm hoàn thành tương đương và nguyên vật liệu thừa
+ Các bước để chạy giá để tính giá thành như sau:
Lưu ý: Khi chạy giá thì chạy theo từng tháng và update giá xuất của từng phiếu xuất kho trong tháng đó, khi chạy giá tháng tiếp theo thì không update lại giá phiếu xuất của các tháng trước đó.
Mô phỏng cách tính MFG-VAR trong Epicor
Hướng dẫn xử lý lỗi Job đã đóng (Wip cleared) nhưng vẫn còn số dư
Hướng dẫn kiểm tra variance trên Epicor
Cách hệ thống tính Job cost và Variance trong Job.
So sánh phương pháp Standard Cost và phương pháp tính giá thành theo VAS
Mô phỏng về cách tính giá xuất kho và tính giá thành theo sản phẩm theo kế toán Việt Nam (Hầu hết được các doanh nghiệp VN đang áp dụng).
1. Phương pháp tính giá xuất kho: Theo kế toán việt nam thì giá xuất kho thông thường được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Lưu ý: phương pháp tính giá xuất kho và phương pháp quản lý việc xuất kho là hai vấn đề khác nhau. Ví dụ: về quản lý xuất kho có thể theo phương pháp nhập trước xuất (FIFO) nhưng phương pháp tính giá xuất kho có thể theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Tức là khi quản lý xuất kho vật lý bộ phận kho có thể áp dụng phương pháp hàng nào vào trước thì xuất trước hàng nào vào sau thì xuất sau (FIFO) nhưng khi tính giá xuất kho trên hệ thống thì áp dụng các tình bình quân gia quyền cuối kỳ. Vì nếu tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO thì khi xuất kho hệ thống bắt buộc người dụng phải chỉ định phiếu nhập trước đó và sẽ tính giá xuất ngay tại thời điểm xuất kho. Đồng thời, khóa lại thông tin phiếu nhập kho để đảm bảo toàn vẹn dữ liệu --> do đó, trong thực tế hầu hết các doanh nghiệp đủ khả năng để áp dụng phương pháp tính giá xuất kho FIFO này.
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp tính giá xuất kho theo bình quân gia quyền cuối kỳ là:
1. Giá xuất kho được tính vào cuối kỳ.
2. Tại thời điểm xuất kho, phiếu xuất sẽ không có giá.
3. Khi cuối kỳ, kế toán chạy giá xuất kho xong thì hệ thống sẽ update lại đơn giá và giá trị cho phiếu xuất kho.
4. Công thức tính giá như sau:
Đơn giá xuất kho=(Giá trị tồn đầu kỳ+ Tổng Giá trị nhập trong kỳ)/ (Số lượng đầu kỳ+ Nhập trong kỳ)
Về mặt thuật toán: nếu tính giá xuất kho tháng 1 thì lấy theo công thức trên, nếu sang tháng 2 thì vẫn lấy đầu kỳ như tháng 01 và cộng phát sinh nhập cả tháng 01 và tháng 2 để tính tiếp. Không tính lại tồn của tháng 1 chuyển sang
2. Phương pháp tính Giá thành: Cát Thái do xuất kho nguyên vật liệu đã chỉ định trực tiếp cho từng sản phẩm tương ứng nên không cần khai báo định mức sản phẩm khi tính giá thành. Quy trình tính giá thành áp dụng phương pháp tính phân bước theo từng công đoạn:
Ví dụ: Nhựa ->BTP Trộn--> BTP Ép Nhựa--> Lắp ráp
+ Đối với công ty Cát Thái, đối tượng tính giá thành là: Từng sản phẩm.
+ Đối tượng tập hợp chi phí (Kỳ sản xuất): XayTron, TaoHat, EpNhua, SonIn, LapRap
+ Giá thành sản phẩm bao gồm 3 thành phần sau:
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (621): Thường phân bổ theo các tiêu thức phân bổ theo bộ định mức (BOM), phân bổ trực tiếp, phân bổ theo bộ hệ số, ...
Đối với CT: khi xuất nguyên liệu ra đã chỉ định trực tiếp là cho từng Job và từng sản phẩm nên phương pháp phân bổ là phân bổ trực tiếp
2. Chi phí nhân công trực tiếp (622): thường được phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu, theo bộ hệ số, ...
Đối với CT: sử dụng bộ hệ số và lấy giá bán làm bộ hệ số để phân bổ
3. Chi phí sản xuất chung (627): thường được phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu, theo bộ hệ số, ...
Đối với CT: sử dụng bộ hệ số và lấy giá bán làm bộ hệ số để phân bổ
+ Phương pháp xác định giá trị dở dang cuối kỳ: cuối tháng, nhập thống kê bán thành phẩm cuối kỳ ở 2 dạng: Sản phẩm hoàn thành tương đương và nguyên vật liệu thừa
+ Các bước để chạy giá để tính giá thành như sau:
Bước | Diễn giải | Ghi chú |
1 | Tính giá xuất kho bình quân gia quyền của Nguyên vật liệu. Sau đó, Update đơn giá phiếu xuất kho của kỳ đó | |
2 | Tính giá thành bán thành phẩm của công đoạn 1: | Xaytron, Tạo Hạt |
4 | Tính giá xuất kho bình quân gia quyền của bán thành phẩm công đoạn 1. Sau đó, Update đơn giá phiếu xuất kho của kỳ đó | |
5 | Tính giá thành bán thành phẩm của công đoạn 2: | Epnhua |
6 | Tính giá xuất kho bình quân gia quyền của bán thành phẩm công đoạn 2. Sau đó, Update đơn giá phiếu xuất kho của kỳ đó | |
7 | Tính giá thành bán thành phẩm của công đoạn 3: | Laprap |
8 | Tính giá xuất kho bình quân gia quyền của bán thành phẩm công đoạn 3. Sau đó, Update đơn giá phiếu xuất kho của kỳ đó |
Lưu ý: Khi chạy giá thì chạy theo từng tháng và update giá xuất của từng phiếu xuất kho trong tháng đó, khi chạy giá tháng tiếp theo thì không update lại giá phiếu xuất của các tháng trước đó.
Nhận xét
Đăng nhận xét