Mô hình chấp nhận công nghệ-TAM.

Dựa trên Thuyết hành động hợp lý TRA của Ajzen và Fishbein (1975), Davis (1989) đã giới thiệu mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) nhằm giải thích hành vi cá nhân đối với lĩnh vực CNTT. Trong mô hình TAM, Davis đưa vào thêm 2 biến mới là Cảm nhận hữu íchCảm nhận dễ sử dụng thay thế cho 2 biến là Thái độChuẩn chủ quan trong mô hình TRA. Mô hình TAM trở thành nền tảng cơ bản cho các nghiên cứu về sau này trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi con người về lĩnh vực sử dụng CNTT.


Hình 2.1 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis (1989)

Venkatesh và cộng sự (2003) cùng Sun và Zhang (2006) cho rằng Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) có hai hạn chế nhất định, đó là: (1) Độ giải thích của mô hình không cao và (2) Mối tương quan giữa các yếu tố trong mô hình bị mâu thuẫn trong các nghiên cứu với lĩnh vực và đối tượng khác nhau dựa trên việc phân tích nghiên cứu từ 55 bài báo với hệ số phù hợp của mô hình (R2) chỉ đạt trung bình 40%. Lee và cộng sự (2003) còn chỉ ra một nhược điểm của mô hình TAM là chỉ được áp dụng khi nghiên cứu một loại công nghệ, một đối tượng và một thời điểm nhất định. Để hạn chế các nhược điểm trên, Venkatesh và Davis (2000) đã tiến hành các nghiên cứu theo chiều dọc với 4 hệ thống công nghệ ở 4 tổ chức tại 3 thời điểm khác nhau, và đề xuất một mô hình mới TAM2. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dashboard theo dõi dư nợ phải thu quá hạn của khách hàng trên Epicor

Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp (622) và chi phí sản xuất chung (627)