Mô hình chấp nhận công nghệ TAM3

 Dựa trên mô hình TAM2, Venkatesh và Bala (2008) đề xuất một mô hình mới nâng cao – Mô hình chấp nhận công nghệ TAM3. Giống như mô hình chấp nhận công nghệ TAM2, trong mô hình TAM3 biến cảm nhận hữu ích cũng là biến trung gian và chịu tác động của các yếu tố như: Chuẩn chủ quan, Hình ảnh, Phù hợp với công việc, Chất lượng đầu ra, khả năng minh chứng kết quả và Cảm nhận dễ sử dụng.  Tuy nhiên, TAM3 có cách tiếp cận toàn diện hơn: một tập hợp các cấu trúc mới đã được bổ sung thêm, trong đó yếu tố cảm nhận dễ sử dụng (PEOU) được phân tách thành các yếu tố sau:

- Tính hiệu quả của máy tính: Mức độ mà một cá nhân tin rằng mình có khả năng thực hiện một nhiệm vụ/công việc cụ thể bằng máy tính.

- Nhận thức về điều khiển bên ngoài: Mức độ mà một cá nhân tin rằng các nguồn lực tổ chức và kỹ thuật có đủ để hỗ trợ việc sử dụng hệ thống.

- Tính vui tươi: Mức độ tự phát nhận thức trong các tương tác với máy tính.

- Lo lắng về máy tính: Mức độ e ngại hoặc thậm chí là sợ hãi của một cá nhân khi phải đối mặt với khả năng sử dụng máy tính.

- Khả năng sử dụng khách quan: So sánh các hệ thống dựa trên mức độ thực tế của nỗ lực cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể.

- Cảm giác thích thú: Mức độ hoạt động sử dụng một hệ thống cụ thể được coi là thú vị theo đúng nghĩa của nó.

Bên cạnh đó thì các giả thuyết trong mô hình cũng được xem xét thêm với sự ảnh hưởng từ các biến điều tiết như: Kinh nghiệm và Sự tự nguyện. Hình 2.3 bên dưới trình bày Mô hình chấp nhận công nghệ TAM 3 của Venkatesh và Bala (2008).

 


Hình 2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM 3 của Venkatesh và Bala (2008)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dashboard theo dõi dư nợ phải thu quá hạn của khách hàng trên Epicor

Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp (622) và chi phí sản xuất chung (627)